CHIA SẺ TỪ CÔ HẰNG TRỊNH, NIỀM VUI TÌM LẠI VỊ GẠO XƯA "BƯNG CHÉN CƠM TÔI THẦM BIẾT ƠN KỸ SƯ HỒ QUANG CUA, NGƯỜI ĐÃ TÂM HUYẾT, THỔI HỒN VÀ NÂNG TẦM GẠO VIỆT"

Xa quê hơn nửa đời người, cứ vào tháng Chạp lại bồi hồi nhớ cơm quê của mẹ. Trời se se lạnh, mở vung nồi cơm, chao ôi là thơm. Mùi thơm của gạo tám xoan chỉ có ở vùng Hải Hậu, Nam Định.


Xưa chỉ vào những ngày cuối tháng Chạp mới được ăn tám xoan, nay đã có Gạo Ông Cua ST25.

 

Theo thời gian, vì nhiều nguyên nhân hạt gạo tám xoan cũng không còn hương vị xưa do không bảo tồn được sự thuần chủng. Năm 2019, nhờ sự nghiên cứu bền bỉ đầy tâm huyết của kỹ sư Hồ Quang Cua, tôi như lại được thưởng thức hương vị tám xoan của quê nhà.

Nếu gạo ST25 của năm 2019 có hương vị tám xoan của Nam Định, thì đến gạo ST25 năm 2023 người dùng sẽ vô cùng ngạc nhiên vì được ăn không phải là gạo tám xoan nữa mà nó là phiên bản đặc biệt của tám xoan. Đặc biệt từ hạt gạo khi chưa nấu đã có mùi thơm. Cái sự thơm này không nồng như tám xoan mà nó dịu thoang thoảng. Khi cơm chín, mở nắp nồi cơm sẽ là cảm giác sững sờ, sao giống cơm nếp thế. Mười hạt như một, hạt nào cũng long lóng, mây mẩy, béo mượt.

Hạt Gạo Ông Cua ST25 trưng bày tại Hội Nghị Lúa Gạo toàn cầu 2023 tại Cebu, Phillipines.


Các cảm xúc dâng trào về màu sắc,  mùi vị và hương thơm. Mùi thơm thoang thoảng của gạo tám pha chút beo béo của gạo nếp.  Đặt hạt cơm vào miệng, ngay lập tức là vị ngọt, béo, bùi và ngậy. Sự ngậy vừa phải của cơm dẻo không làm người ăn có cảm giác ngán. Bưng chén cơm tôi thầm biết ơn Kỹ sư Hồ Quang Cua, người đã tâm huyết, thổi hồn và nâng tầm gạo Việt.

Nhờ có ông, những người xa quê chúng tôi như thấy quê hương gần hơn, ký ức xưa được lưu giữ trong từng hạt gạo, từng bữa cơm nhà. Dù xa quê, cứ vào tháng Chạp trong tâm thức hoang hoải nhớ quê, nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ lắm những khói lam chiều với hương của cây mùi già mẹ nấu cho lũ con tắm Tết. Và không thể xoá được mùi cơm của mẹ, mùi cơm cuối năm với bao cung bậc cảm xúc cha mẹ dành cho con, cháu mỗi độ xuân về. 

Tôi thầm biết ơn Kỹ sư Hồ Quang Cua, người đã tâm huyết, thổi hồn và nâng tầm gạo Việt.

Xưa chỉ vào những ngày cuối tháng Chạp mới được ăn tám xoan, nay mọi cái đủ đầy hơn. Ngày nào cũng là ngày tháng

Chạp, biết ơn cuộc sống với những người xung quanh luôn hy sinh thầm lặng cống hiến, xây dựng đất nước.

Đây là bài viết của cô Hằng Trịnh.
Nguồn: Nỗi nhớ cơm xưa (vanhoavaphattrien.vn)